Bên trong phòng máy chỉ sử dụng màn 144Hz trở lên, phù hợp ‘quẩy’ Apex Legends
Theo Knight Frank, thị trường văn phòng cho thuê của Việt Nam phát triển vượt trội với mức hấp thụ hơn 160.000 m2, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, chủ yếu nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng.TP.HCM chào đón hơn 118.000 m2 sàn văn phòng cho thuê, tập trung chủ yếu ở khu vực quận 1 như The Nexus, Riverfront Financial Centre, ThaiSquare The Merit và e.town 6 tại quận Tân Bình. Trong khi đó, Hà Nội ghi nhận thêm gần 87.000 m2 mới, thu hút sự quan tâm lớn trong giai đoạn chào thuê trước khai trương, nhờ vào chất lượng xây dựng cao và các điều khoản cho thuê đầy cạnh tranh. Trong hai năm tới, ở Hà Nội các dự án trọng điểm như Marina Central Tower, Lotus Tower và Tiến Bộ Plaza sẽ góp phần cải thiện nguồn cung văn phòng. Các tòa nhà hạng A tại TP.HCM vẫn sẽ tập trung tại quận 1, củng cố vị thế của quận này như một trung tâm kinh tế - xã hội lớn. Đối với thị trường nhà xưởng/nhà kho xây sẵn do có vị trí thuận lợi cùng với chi phí cạnh tranh đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến nổi trội trong chiến lược "Trung Quốc + 1", đặc biệt kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2018. Trong vòng 6 năm qua, nguồn cung nhà xưởng/nhà kho xây sẵn đã tăng gấp đôi từ 6,6 triệu m2 trong năm 2018 lên đến hơn 15,6 triệu m2 sàn trong năm 2024, phần lớn nhờ vào sự tham gia của các nhà đầu tư như BW, SLP, Frasers, Cainiao và Khu công nghiệp Việt Nam. Bắc Ninh và Hải Phòng vẫn giữ vai trò là trung tâm công nghiệp chính tại khu vực miền Bắc với nguồn cung mới đến từ BW Thuận Thành 3B – giai đoạn 1, Industrial Centre Yên Phong 2C – giai đoạn 1, BW ESR Nam Đình Vũ, và SLP Park Bắc Ninh. Tại miền Nam, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An tiếp tục là khu vực phát triển khu công nghiệp chính với các dự án như khu công nghiệp Hố Nai, Phú An Thạnh, BW Xuyên Á và SLP Park Long Hậu. Cơ sở vật chất hiện đại cùng với tiêu chuẩn kỹ thuật cao đã góp phần đẩy giá thuê trung bình lên cao trong năm 2024 và thu hẹp mức chênh lệch về giá thuê giữa miền Nam và miền Bắc một cách đáng kể. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của cả hai miền đều ở mức trên 80% trong năm 2024, bởi sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và sự dịch chuyển sản xuất từ các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc và châu Âu vào Việt Nam. Trong thời gian tới, các dự án tuân thủ tiêu chuẩn ESG và các sản phẩm hỗn hợp dự kiến sẽ tăng trưởng tốt, trong khi đó lợi thế về quỹ đất, giá thuê cạnh tranh và những nâng cấp về hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện cho các thị trường cấp 2 như Hà Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Bình Phước phát triển hơn. "Dự kiến trong năm 2025, nhu cầu về nhà kho và nhà xưởng xây sẵn sẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ, nhờ vào làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc và các hỗ trợ từ chính phủ đối với sản xuất và thương mại nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%", ông Sơn Hoàng, Phó giám đốc bộ phận Tư vấn và Định giá Knight Frank Việt Nam nhận định. Thị trường căn hộ Hà Nội tăng mạnh trong năm 2024, với 27.268 căn hộ mới, gấp 3 lần so với số lượng căn hộ chào bán năm 2023. Khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) cung cấp gần 24.300 căn, chủ yếu được ghi nhận từ các dự án khu đô thị phức hợp với lượng cung chiếm đến 80% tổng lượng cung mới toàn thành phố. Ngược lại, việc kiểm soát nghiêm ngặt tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, gian lận trái phiếu và những vướng mắc pháp lý trong giai đoạn 2023-2024 đã tiếp tục làm suy giảm nguồn cung mới tại TP.HCM, chỉ với khoảng 4.888 căn hộ chào bán trong năm 2024, giảm 58% theo năm. Trong đó TP.Thủ Đức (khu Đông) đứng đầu về lượng sản phẩm mở mới, với hơn 2.400 căn. Sau khi chạm đáy vào năm 2023, nhu cầu căn hộ TP.HCM cho thấy được tín hiệu phục hồi nhẹ với tỷ lệ hấp thụ khoảng 63%, tương đương với 6.234 căn hộ được tiêu thụ. Nhu cầu ghi nhận mạnh mẽ tại TP.Thủ Đức, với gần 4.200 căn bán mới, chiếm khoảng 67% tổng lượng bán toàn thành phố năm nay. Ngược lại với thị trường TP.HCM, nhu cầu căn hộ Hà Nội tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ hấp thụ lên tới 98%, với hơn 30.700 căn bán mới, gấp 3 lần so với lượng bán mới năm 2023 và ghi nhận mức hấp thụ cao nhất trong vòng 5 năm qua. Nhu cầu chủ yếu đến từ các dự án khu đô thị phức hợp nằm tại khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) chiếm 87% tổng lượng bán mới toàn thành phố, tương đương lần lượt với 15.800 và 10.700 căn hộ mỗi khu vực.Trong năm 2024, giá bán sơ cấp trung bình toàn TP.HCM đạt khoảng 90 triệu/m2, tăng 12% theo năm trong khi giá bán sơ cấp tại Hà Nội rút ngắn khoảng cách với khu vực TP.HCM, đạt mức tăng vượt trội ở mức 35% theo năm, với giá bán trung bình khoảng 73 triệu/m2.Trong giai đoạn 2025 - 2026, TP.HCM được dự báo có khoảng 24.000 căn hộ chào bán mới, với gần 8.600 căn trong năm 2025 và 15.400 căn trong năm 2026. Trong khi đó, Hà Nội được dự báo có khoảng hơn 20.000 căn hộ mới mỗi năm. "Các dự án khu đô thị phức hợp đang dần tái định hình lại phong cách sống hiện đại với cơ cấu sản phẩm mang chất lượng quốc tế tối ưu và tiện ích đa dạng. Những dự án phức hợp này đang dẫn đầu thị trường căn hộ trong năm 2024 và dự kiến cung cấp gần một nửa nguồn cung tương lai toàn thành phố trong vòng 5-7 năm tới", ông Sơn Hoàng nhận định.Check-in các vườn thú 'độc lạ' ở Lâm Đồng
Khuya 8.2, Công an Q.6 (TP.HCM) phối hợp các đơn vị chức năng điều tra nguyên nhân vụ cháy quán cà phê tại cư xá Phú Lâm A.Khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, ngọn lửa bất ngờ bùng lên từ căn nhà 1 trệt, 1 lầu tại địa chỉ L38 cư xá Phú Lâm A (P.12, Q.6). Phát hiện vụ việc, người trong căn nhà chạy ra ngoài, hô hoán mọi người tìm cách dập lửa.Tại hiện trường, khói lửa bốc lên nghi ngút, kèm sức nóng. Một số người dân khu vực ôm tài sản sơ tán. Tin từ lực lượng chức năng, lúc 21 giờ 44 phút, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.6 tiếp nhận tin báo cháy tại địa chỉ nói trên.Nhiều chiến sĩ và xe chuyên dụng được điều động đến hiện trường chữa cháy, cứu nạn. Khoảng 30 phút sau, hỏa hoạn được dập tắt hoàn toàn.Tại đây, mái tôn căn nhà đã bị đổ sập, nhiều tài sản bị thiêu rụi. Người dân khu vực cho hay, căn nhà bị cháy được một phụ nữ thuê lại để sinh sống và bán quán cà phê.Nguyên nhân vụ cháy và thiệt hại đang được cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ.
Người đàn bà Ma cà rồng có nhiều hình xăm nhất thế giới ở Mexico
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, năm 2023, UBND H.Thạch Hà phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng đường giao thông từ xã Thạch Ngọc đến xã Việt Tiến nối với QL15B (thuộc H.Thạch Hà), dài khoảng 3 km. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Thạch Hà làm chủ đầu tư, tổng kinh phí 60 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Dự án khởi công vào tháng 2.2023 và dự kiến hoàn thành sau 1 năm thi công. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 năm tuyến đường vẫn chưa hoàn thành.Ông Hoàng Ninh (68 tuổi, ngụ tại thôn Tùng Lang, xã Việt Tiến) cho biết nhà của ông nằm cạnh mặt đường nên chịu nhiều ảnh hưởng. "Sau khi hoàn thành hệ thống mương thoát nước, đơn vị thi công mới bắt đầu đổ đất để gia cố nền đường. Các hạng mục này cũng chỉ triển khai rất ì ạch, kéo dài từ ngày này sang tháng nọ chứ không làm liên tục. Mặc dù phần nền đường đã xong từ lâu nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy đơn vị rải thảm nhựa để hoàn thiện con đường. Nhà tôi cạnh mặt đường nên ngày nắng thì bị bụi bặm bay vào nhà, còn ngày mưa đi lại lầy lội, bùn đất rất khó chịu", ông Ninh phàn nàn. Theo ông Ninh, nhà ông có cửa cuốn trước sân nên phần nào hạn chế được bụi bay vào, còn mấy nhà hàng xóm thì vất vả hơn khi phải dùng lưới hoặc bạt để che bớt mặt tiền.Ông Trần Trọng Luận (75 tuổi, ngụ tại xã Thạch Ngọc) bức xúc do tuyến đường thi công quá lâu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông và các hộ dân xung quanh. "Nền đường đã làm xong nhưng nhiều tháng nay chúng tôi không thấy họ thi công nữa. Đường chưa hoàn thiện khiến người dân gặp khó trong việc đi lại, đó là chưa kể việc bụi bay mịt mù vào ngày nắng. Mong chính quyền có phương án tháo gỡ để tuyến đường sớm hoàn thành đưa vào sử dụng", ông Luận nói.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tuyến đường giao thông từ xã Việt Tiến đến xã Thạch Ngọc bị chậm tiến độ một phần là do tại khu vực nằm giữa tuyến đường này có dự án đường cao tốc Bắc - Nam cắt ngang. Do đó, chủ đầu tư phải mất thời gian chờ đợi để dự án cao tốc xác định điểm mốc mới thi công được cầu vượt. Đến nay, mặc dù cầu vượt cao tốc và phần nền đường đã xong, đạt khoảng 60% khối lượng nhưng đơn vị thi công vẫn chưa huy động máy móc đến để thi công mặt đường.Ông Nguyễn Hồng Thanh, Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc, cho rằng tuyến đường thi công kéo dài dở dang khiến người dân bị ảnh hưởng do bụi bặm, lầy lội. Mặc dù chính quyền xã đã có kiến nghị với cấp trên nhiều lần, song đến nay vẫn chưa được giải quyết."Tuyến đường này đi qua xã chúng tôi dài chỉ khoảng 900 m nhưng có đến 2 nhà thầu. Các nhà thầu này thi công với tiến độ rất chậm, nếu không muốn nói là bỏ bê. Không rõ nguyên nhân vì sao họ lại triển khai ì ạch như thế", ông Thanh giải thích.Ông Nguyễn Đức Quy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Thạch Hà, cho hay trong quá trình triển khai làm tuyến đường liên xã do có dự án đường cao tốc cắt ngang qua nên phải xin điều chỉnh. Đặc biệt, một số đoạn do vướng hệ thống cấp nước sạch nên mất thêm thời gian để di dời."Một nguyên nhân nữa là hiện nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong do hành lang đường vướng vào phần đất của một số hộ dân ở xã Việt Tiến. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương nhằm xác định nguồn gốc đất, bồi thường cho người dân để giải phóng mặt bằng. Hiện chúng tôi đã xin gia hạn hoàn thiện tuyến đường vào cuối năm và đã được tỉnh chấp thuận", ông Quy cho biết.
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Trường ĐH Sài Gòn dành ít nhất 70% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024
Ở lượt trận đầu tiên thuộc nhóm 1, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM gặp đội Trường ĐH Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM. Nhà đương kim vô địch (ĐKVĐ) Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM dù được đánh giá cao hợn, nhưng đã bất ngờ sảy chân và nhận thất bại với tỷ số 0-2 trước đội Trường ĐH GTVT TP.HCM ngay trận ra quân.Trận thua đầu tiên ở giải trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp khiến đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM rơi vào thế khó, trong cuộc đua giành vị trí nhất nhóm để vào chơi play-off. Quyền tự quyết cho tấm vé đi tiếp đã không còn nằm trong tay của thầy trò HLV Phạm Thái Vinh. Vòng loại khu vực TP.HCM có 7 nhóm, và chỉ 7 đội nhất nhóm cùng 1 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ vào chơi play-off.Ở lượt trận 2, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM gặp đội Trường ĐH Tài chính - Marketing. Đây là trận đấu là nhà đương kim vô địch không được phép thua. Đoàn quân của HLV Phạm Thái Vinh buộc phải giành trọn 3 điểm, thậm chí thắng với cách biệt càng lớn càng tốt để nuôi hy vọng đi tiếp.Đội Trường ĐH Tài chính - Marketing không được đánh giá quá cao và đã thất bại 1-2 trước đội Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn ở lượt trận đầu. Nếu thi đấu đúng sức, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM hoàn toàn có thể giành chiến thắng.